Hướng dẫn bảo trì thiết bị trạm trộn bê tông

Đăng bởi Hải Anh vào lúc 10.09.2021

Kiểm tra, bải dưỡng thiết bị trong quá trình sử dụng là một hoạt động cực kỳ cần thiết, Việc trạm trộn bê tông có duy trì được sự ổn định hay không là tùy thuộc vào người bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trạm trộn bê tông.

I- Kiểm tra và bảo dưỡng 

Nguồn chất lượng chế tạo của thiết bị, sự kiểm tra bảo dưỡng trong qúa trình sử dụng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao tuổi thọ của thiết bị. Làm tốt công tác này sẽ nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm được chi phí khấu hao thiết bị, sửa chữa thay thế, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Quá trình kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thiết bị nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố, trục trặc kỹ thuật phát sinh. Trong mọi trường hợp cần tôn trọng các quy định sử dụng, các thiết kế tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Với các sự cố năm ngòai sự hướng dẫn và khả năng xử lý của người sử dụng cần báo ngay cho nhà sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.Người sử dụng phải chịu trách nhiệm với mọi việc liên quan do xử lý tùy tiện không theo quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà sản xuất không chịu trách nhiệm với mọi sự cố do nguyên nhân này. Quá trình kiểm tra và bảo dưỡng bao gồm các hạng mục chính sau đây. 

KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ 

a. Các hạng mục kiểm tra và bảo dưỡng. 

Quá trình kiểm tra và bảo dưỡng (KTBD) được tiến hành thường xuyên trong quá trình sử dụng vận hành thiết bị. Có những hạng mục luôn được thực hiện và thoả mãn, có những hạng mục được thực hiện sau mỗi khoảng thời gian nhất định. Chu kỳ và tần xuất thực hiện KTBD phụ thuộc vào mức độ khai thác thiết bị là liên tục hay gián đoạn, cường độ làm việc thấp hay cao. Bao gồm: 

a.1 Kiểm tra chỉ tiêu làm việc của toan bộ hệ thống 

 Kiểm tra sự tháo lỏng của các mối ghép giữa các chi tiết, các cụm chi tiết cơ khí và điện, xử lý ngay các mối ghép bị tháo lỏng (move). 

 Kiểm tra động cơ, hộp giảm tóc về các chỉ tiêu: nhiệt, rung động, tiếng ồn,.... 

a.2 Kiểm tra chỉ tiêu làm kín của các cụm, hệ thống: 

Gioăng làm kín các mối ghép của cửa xả ximăng, cửa thăm và ghối trung gian của các đoạn vít tải, phiễu nạp ximăng v.v....

 Các ống nối mềm, hệ thống thông hơi trên thùng can ximăng. 

 Hệ thống thông hơi lọc bụi của ximăng, van quá áp trên xilô. 

 Hệ thống đường dẫn óng nước. 

 Hệ thống khí nén. 

 Hệ thống điện: các hộp đấu điện, hộp cầu dao, van khí điện v.v... 

a.3 Kiểm tra các chi tiết mau mòn: 

 Các cánh của cối trộn bêtông, điều chỉnh khe hở kịp thời giữa cánh trộn và đáy cối trộn. 

 Dây đai (cu-roa) của máy nén khí.  Hệ thống băng tải. 

a.4 Kiểm tra khả năng gây kẹt của của các dị vật sinh ra trong quá tyrình sản xuất: 

 Cát đá, mảng bê tông chèn lấp lên các đầu đo (load cell), cảm biến từ (sensor), cữ hành trình v.v... Kiểm tra địng kỳ trước, trong và sau mỗi ca sản xuất. 

 Vật liệu đọng bám trên các cửa xả liệu (cửa cát đá, cửa ximăng), trong ruột vít tải; mảnh vỏ bao ximăng, chỉ khâu bao, đá sỏi gây kẹt vít tải. Kiểm tra địng kỳ trước và sau các thời kỳ ngưng các họat động lâu dài. 

 Bê tông đọng bám trong cối. Kiểm tra định kỳ sau mỗi ca sản xuất. 

 Xi măng đọng bám trong túi vải lọc bụi Silô. Kiểm tra định kỳ trước và sau các thời kỳ ngưng họat động lâu dài. a.5 Kiểm tra sự làm việc của cơ cấu trong cụm cân cấp phối liệu: 

 Cửa xả có đóng mỡ đúng vị trí không, có bị kẹt không. 

 Các xilanh có đóng mỡ nhẹ nhàng không. 

 Các khung cân có khả năng dao động không, đảm bảo khe hở tốt thiểu giữa bulông chống xô, bulông chống quá tải với khung cân. Hạng mục này phải luôn thỏa mãn để các cụm cân làm việc với độ chính xác và tin cậy cao nhất. 

a.6 Kiểm tra mức dầu mỡ bôi của: 

 Các hộp số vít tải, cối trộn, băng tải, máy nén khí. 

 Bộ lọc khí. 

 Gối đỡ, ổ bi của các chi tiết chuyển động

Định kỳ thực hiện hạng mục này sau mỗi ca sản xuất. Khi phát hiện các sai hỏng hoặc thiếu hụt trong khi thực hiện các hạng mục trên cần xử lý kịp thời, tránh tiếp tục vận hành thiết bị trong trạng thái không đủ tin cậy và an toàn. 

b. Các chi tiết thay thế và dầu mỡ bôi trơn: 

b.1 Chi tiết thay thế tiêu chuẩn: Các chi tiết thay thế có ký hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ rõ trong các bản vẽ chi tiết- phần “Các thiết bị cơ khí”. 

b.2 Dầu mỡ bôi trơn: Dầu mỡ sử dụng là các loại có sẵn trên thị trường. 

 Dầu hộp số vít tải(đứng,xiên): Dầu hộp số 90, 1,5 lít cho mỗi vít. 

 Dầu hộp số gầu cào: Dầu hộp số 90; 2 lít. Chủng loại: Dầu hộp số 90 (SEA 90 EP, công nghệ 90, hoặc tương đương). Số lượng: 25 lít với hộp số cối trộn 750 lít. 35-40 lít với hộp số cối trộn 1000/1500 lít. Thời hạn thay dầu: 300 giờ làm việc liên tục cho lần thay đầu tiên. 500 giờ làm việc liên tục cho lần thứ hai trở đi. 

 Dầu bôi trơn xilanh (trong bộ lọc khí). Chủng loại và số lượng cho trong hướng dẫn đi kèm sản phẩm (hãng chế tạo). Bổ sung kịp thời khi mức dầu thiếu hơn định mức. 

 Dầu hộp số máy nén khí: Chủng loại, số lượng và thời hạn thay cho trong hướng dẫn đi kèm sản phẩm (hãng chế tạo). 

 Bổ sung mỡ bôi trơn cho các cụm gối đỡ ổ bi, ổ trượt: Sau mỗi chu kỳ làm việc khoảng 30-50 giờ cần bổ sung mỡ cho các cụm sau: 

 Trên vít tải: cụm đỡ ổ đầu trục, cụm gối đỡ trung gian (sau khi làm việc khoản thời gian tương đương 100-150 tấn xi măng). 

 Các dây cáp gầu cào

 Hệ mâm quay của cabin gầu cào. 

 Trên cối trộn: Cụm gối đỡ cửa xả bê tông. 

 Các trục cửa xả xi măng, cát đá, thùng cân v.v... 

 Các con lăn của cữ hành trình. 

KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

 Trước khi chạy phải kiểm tra công thức đã gọi đúng chưa, các thành phần khối lượng công thức (cát, đá 1, đá 2, xi măng, nước) đã đặt đúng chưa. 

 Cấm không được hàn điện ở gần đầu đo. 

 Các đầu đo phải luôn được giữ sạch sẽ, khi bẩn phải dùng khí nén thổi sạch mà không đươc dùng các vật cứng, sắc, hóa chất khác như: dao, bàn chải, dầu,...cọ lên mặt của đầu đo. 

 Tránh để nước vào bên trong các công tắc hành trình, thường xuyên kiểm tra, tra dầu vào các công tắc đó để tránh hiện tương bị kẹt, hỏng hóc. 

 Thường xuyên kiểm tra siết chặt lại các ốc trong tủ điện để tránh hiện tượng đánh lửa gây ra hỏng hóc. 

 Không được chạy trạm khi mất pha, điện áp quá cao (lớn hơn 400v) hoặc quá thấp (nhỏ hơn 360v) bằng cách nhìn đo điện áp trên mặt tủ điện. 

 Khi chạy phải chú ý nếu có sự cố phải ấn ngay nút dừng khẩn. 

 Phải thực hiện đúng các thao tác ở các chế độ. 

 Khi thay thế thiết bị phải thay đúng chủng loại hoặ tương đương.

Xem thểm: Hướng dẫn vận hành trạm trộn bê tông

 

Tags : toàn năng group, trạm trộn bê tông
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

TOÀN NĂNG GROUP
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn