Trong quá trình vận hành trạm trộn bê tông sẽ không tránh khỏi việc xảy ra một số lỗi nhỏ vì vậy việc kiểm tra thường xuyên các thiết bị trạm trộn và biết cách khắc phục những lỗi nhỏ là cần thiết để tránh giấn đoạn quá trình sản xuất

A.KIỂM TRA BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG

1. VÍT TẢI XI MĂNG

 Khi chạy khoảng 100-150 tấn xi măng phải bơm mỡ vào các ổ của vít tải 1 lần.

 Các cửa thăm của vít tải luôn được làn kín để tránh nước vào trong vít tải gây ra hioện tượng đóng cục xi măng.
 Khoảng 1:2 tháng phải kiểm tra bộ lọc của Silô xi măng tránh hiện tượng tắc hỏng.
Tòan bộ các bu lông của trạm phải được siết chặt tránh hiện tượng rung khi làm việc gây ra

TT Công việc Định kỳ kiểm tra
Ngày Tuần Tháng 6 tháng Năm 2 Năm
1 Vệ sinh ống cao su xả xi măng   x        
2 Bơm mỡ gối trung gian   x        
3 Bơm mỡ gối đầu vít tải     x      
4 Kiểm tra nhớt hộp số giảm tốc     x      
5 Thay nhớt hộp số giảm tốc       x    

Chú ý khi ngừng hoạt động trong thời gian dài
– Đóng van bướm silo xi măng lại
– Chạy vít tải cho đến khi hết xi măng trong ống vít tải

2. HỆ THỐNG THÔNG HƠI CHỐNG TẠO VÒM SILO

Thường xuyên kiểm tra bộ lọc nước của máy nén khí đến sục khí silo, kiểm tra đường ống thông khí thường xuyên, khi có dấu hiệu tắc hơi phải thay đường ống và vệ sinh sục khí.

3. CỤM PHỂU CHỮA CÁT ĐÁ

TT Công việc Định kỳ kiểm tra
Ngày Tuần Tháng 6 tháng Năm 2 Năm
1 Bảo dưỡng đầm rung   x        
2 bảo dưỡng máy nén khí   x        
3 Kiểm tra bộ lọc nước tác dầu (xả nước)   x x      

4.MÁY NÉN KHÍ
– Hằng ngày phải xả nước ở bộ lọc khí ra ngoài, hằng tháng phải xả nước ở bình tích của máy nén khí ra ngoài.
– Khi hết dầu của bộ lọc phải bổ sung ngay theo mức dầu đã qui định, thường xuyên kiểm tra mức dầu ở hộp số máy nén khí để bổ sung thay thế kịp thời.
– Thường xuyên kiểm tra các đường ống khí nén có rò rỉ hay không và tìm cách xử lý kịp thời.
– Các van điện phải tránh bị phun nước khi có hiện tượng kêu phải tháo cuộn dây ra làm sạch bề mặt tiếp xúc của nó.

TT Công việc Định kỳ kiểm tra
Ngày Tuần Tháng 6 tháng Năm 2 Năm
1 Xả nước trong bình hơi x          
2 Kiểm tra áp suất khí nén   x        
3 Vệ sinh hệ thống lọc giá   x        
4 Kiểm tra và thay dầu bôi trơn     x      
5 Kiểm tra dây curoa     x      
6 Kiểm tra van an toàn       x    

 

5. HỆ THỐNG BĂNG TẢI

 

TT Công việc Định kỳ kiểm tra
Ngày Tuần Tháng 6 tháng Năm 2 Năm
1 Kiểm tra độ căng và đồng trục của băng tải     x      
2 Kiểm tra dầu bôi trơn của bộ giảm tốc     x      
3 Kiểm tra UCP,UCT   x        
4 Kiểm tra dây curoa     x      
5 Kiểm tra con lăn       x    
6 Kiểm tra thanh gạt băng tải     x      

CHÚ Ý :
– Việc kiểm tra bảo dưỡng phải được thực hiện bởi công nhân chuyên trách , chỉ được thực hiện khi tủ điện đã được ngắt điện .
– Phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động .

6.TỦ ĐIỀU KHIỂN – HÊ THỐNG ĐIỆN
– Tránh để nước vào bên trong các công tắc hành trình, thường xuyên kiểm tra, tra dầu vào các công tắc đó để tránh hiện tương bị kẹt, hỏng hóc.
Thường xuyên kiểm tra siết chặt lại các ốc trong tủ điện để tránh hiện tượng đánh lửa gây ra hỏng hóc.
7. CỐI TRỘN
– Cối trộn phải luôn được rửa sạch sẽ.
– Mức dầu trong hộp số phải luôn nằm ở giới hạn cho phép.
– Khi cánh trộn mòn phải chỉnh khe hở cho phù hợp để bê tông vét sạch và trộn đều.
CHÚ Ý
– Việc kiểm tra bảo dưỡng phỉ được thực hiện bởi công nhân chuyên trách , chỉ được tiến hành khi toàn bộ hệ thống điện được ngắt an toàn .
– Phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động

TT Công việc Định kỳ kiểm tra
Ngày Tuần Tháng 6 tháng Năm 2 Năm
1 Vệ sinh cối trộn x          
2 Kiểm tra công tắc an toàn x          
3 Kiểm tra bulong cánh tay, bàn tay   x        
4 Thường xuyên thêm mỡ vào bơm mỡ tự động x          
5 Bơm mỡ bằng tay ở vác vị trí gối đỡ trục x          
6 Kiểm tra dầu thủy lực    x        
7 Kiểm tra và thay nhớt hộp số     x      
8 Kiểm tra độ mòn của bàn tay, tấm lót     x      
9 Kiểm tra dây curoa     x      
CHÚ Ý :
1. Kiểm tra khe hở giữa nồi trộn và tấm lót
Khe hở giữa nồi trộn và tấm lót phải nằm trong khoảng từ 5mm đến 10mm .
Khi khe hở lớn hơn mức cho phép thì phải điều chỉnh lại
2. Nếu lưỡi trộn hoặc tấm lót mòn thì phải thay thế ngay .
8. HỆ THỐNG CÂN
 Luôn kiểm tra xem giữa phần động và phần tĩnh có chạm nhau không, khe hở vít chống quá tải, chống xô có đúng không.
 Khu vự cân luôn phải sạch sẽ.
 Hằng tuần phải kiểm tra cửa xả cân xi măng, đường thông khí của đường cân xi măng.
 

Xem thêm:

– Hướng dẫn bảo trì thiết bị trạm trộn bê tông

– Hướng dẫn vận hành trạm trộn bê tông


B. MỘT SỐ SỰ CỐ VÀ CÁCH SỬA CHỮA

Trong quá trình làm việc của trạm có thể xảy ra các sự cố sau:
Hệ thống khí nén:
 Máy nén khí không chạy khi bật aptomat tổng:
Do điện không đủ pha hãy kiểm tra nguồn điện.
 Do rơle nhiệt của máy nén khí nhảy.
 Khởi động từ điều khiển động cơ bị hỏng.
 Xilanh không họat động khi điều khiển trên tủ điện:
 Do hệ thống điều khiển van điện khí bị hỏng nên không có điện áp vào cuộn dây của van điện khí.
 Hãy khắc phục bằng cách ấn tiếp vào phần điều khiển khí.
 Bộ lọc dầu bị hỏng: Có thể do dầu trực tiếp vào đường khí không qua bộ lọc.
Hệ thống cân ximăng và vít tải xi măng:
 Cửa xả thùng cân xi măng bị kẹt:
 Do xi măng bám quá nhiều vào cửa xả.
 Do hệ thống ốc vít bị lỏng trong quá trình làm việc nên cần kiểm tra siết lại.
 Do nước mưa chảy qua phần phía trên thùng cân xi măng xuống.
 Thùng cân xi măng xả không hết (cân xi măng ở trạng thái PE).
 Do bám quá nhiều ở thành thùng.
 Khi chạy tự động cửa xả đã đóng rồi sau đó cân lại về PE mà khi xả tay thì bình thường là do ống thoát khí của thùng cân xi măng bị tắc.
 Cân xi măng bị giảm khối lượng:
 Khi cân xong về trạng thái PE sau đó khối lượng trên cân lại giảm dần là do cửa xả xi măng đóng không kín do bị kẹt.
 Vít tải không quay:
 Do rơle nhiệt ngắt.
 Trong xi măng có lẫn dây, đinh,…gây ra kẹt bên trong vít tải.
 Do xi măng bị đóng cục ở các cử thăm do trời mưa.
 Vít tải xiên bị kẹt trong quá trình làm việc do cửa xi măng từ silô xuống vít tải quá lớn. Khi bị kẹt hãy mở cửa thăm kiểm tra rồi đổi chiều của động cơ vít tải để chảy bớt xi măng ra, sau đó trả lại chiều động cơ trả lại bình thường.
 Xi măng cân quá chậm:
 Do xi măng trong silô bị tạo vòm, cần phải chạy đầm rung để phá vòm trong silô.
 Do có cục xi măng quá lớn chèn vào cửa xả xi măng từ xilô xuống vít tải xiên.
Cối trộn
 Cối trộn không chạy:
 Do rơle nhiệt ngắt (Reset lại rơle).
 Do khởi động từ điều khiển động cơ bị hỏng.
 Do động cơ cháy hoặc điện mất pha.
 Do cánh trộn chỉnh quá sát đáy nên bị kẹt cơ khí.
 Do bê tông bị đóng cục khi vệ sinh cối không kỹ gây kẹt bàn tay trộn
 Cối trộn không vét hết:
 Do chỉnh cánh trộn khe hở lớn.
Do lưỡi trộn quá mòn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *